Biện pháp EU chống rửa tiền: Luật mới, không được phép thanh toán tiền mặt  từ 10.000 Euro

Việc thanh toán từ 10.000 Euro bằng tiền mặt trong EU có thể bị cấm, có hiệu lực sau 3 năm tới. Ở Đức, không giống như nhiều nước EU khác hiện vẫn không có giới hạn tiền mặt. Nghị viện EU hiện đã thông qua một nghị định nhằm đảm bảo các quy tắc thống nhất trên toàn EU. Nghị định trên gặp phải phản đối từ ngành công nghiệp ô tô, giới kinh doanh vàng và bạc.

Phần lớn các quốc gia thành viên EU đã áp dụng giới hạn tiền mặt là 10.000 Euro hoặc thậm chí thấp hơn. Các giao dịch mua bán vượt quá ngưỡng trên có thể không còn được thanh toán bằng tiền mặt.

Theo mong muốn của Nghị viện châu Âu, điều này sẽ được áp dụng trên khắp châu Âu trong tương lai. Hiện Nghị viện đã quyết định về các quy phạm mới đối với giới hạn tiền mặt. Luật này còn phải được các nước thành viên EU thông qua. Nhưng đó chỉ còn là hình thức.

Theo Luật EU, các quy định mới thường sẽ được áp dụng sau ba năm tính từ khi chúng có hiệu lực. Về nguyên tắc, giới hạn tiền mặt tối đa thấp hơn cũng có thể xảy ra theo luật từng quốc gia. Bởi các quốc gia thành viên được trao quyền đó.

Ngưỡng giới hạn tiền mặt tới nay ở Đức

Ở Đức hiện không có ngưỡng giới hạn thanh toán bằng tiền giấy và tiền xu. Tuy nhiên, bất kỳ ai muốn trả trên 10.000 Euro bằng tiền mặt đều phải xác định danh tính và chứng minh số tiền đó đến từ đâu. Bên bán và bên mua có trách nhiệm vào sổ sách kế toán và lưu trữ theo thời hạn luật định. Theo Hiệp hội Thương mại Xe cơ giới Đức (ZDK), đây chính xác là điều cần thiết để duy trì một mức độ kiểm soát nhất định. Hiệp hội vẫn nhận thấy lợi ích của việc thanh toán bằng tiền mặt là rất đáng kể. Tuy nhiên, vẫn không chắc chắn rằng tham nhũng, khủng bố hoặc nền kinh tế ngầm có thể được giải quyết một cách hiệu quả bằng cách giới hạn tiền mặt.

Giới hạn tiền mặt để hạn chế rửa tiền ở EU

Về nguyên tắc, Nghị định nhằm đưa ra các quy phạm, để các nước trong EU thống nhất cùng nhau. Những lỗ hổng tiềm ẩn mà bọn tội phạm sử dụng để rửa tiền bất hợp pháp hoặc tài trợ cho các hoạt động khủng bố thông qua hệ thống tài chính, nhờ đó sẽ bị bịt lại. Điều này đã được công bố bởi các nước EU liên quan đến Nghị định này. Nghị viện EU cho biết luật mới sẽ trao cho các cơ quan điều tra tài chính, ở Đức thuộc trách nhiệm Hải quan, nhiều quyền hơn để phân tích và phát hiện các trường hợp rửa tiền và tài trợ khủng bố cũng như đình chỉ các giao dịch đáng ngờ.

Ngoài các tổ chức như ngân hàng và sòng bạc, những người buôn bán hàng xa xỉ và kim loại quý cũng như các nhà cung cấp tiền điện tử, khi giao dịch vượt ngưỡng một mức tiền nhất định giờ đây phải kiểm tra khách hàng của họ và báo cáo các hoạt động đáng ngờ đó cho cơ quan chức năng.

Cơ quan chống rửa tiền

Trong cuộc chiến chống rửa tiền, một cơ quan chống rửa tiền chung, mang tên AMLA, cũng được lên kế hoạch ở EU. Nó nhằm mục đích phối hợp và hỗ trợ các cơ quan giám sát quốc gia. Frankfurt, cũng đã nộp đơn xin đặt trụ sở cơ quan này.

Tuy nhiên, trong phản hồi, góp ý kiến cho dự luật, ZDK vẫn hoài nghi, không tin chắc rằng đưa ra ngưỡng giới hạn tiền mặt sẽ thực sự mang lại những kết quả rõ ràng và tích cực trong việc giảm hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc thậm chí nền kinh tế ngầm. Các quốc gia đã có giới hạn trên như vậy cho thấy cũng không thành công hơn đáng kể trong việc chống lại các tội phạm rửa tiền so với các nước không áp dụng. Ngoài ra , từ góc độ buôn bán xe cơ giới, các giới hạn tiền mặt cũng có thể bị phá vỡ - như bằng cách chia nhỏ các khoản thanh toán mà không bị phát hiện - và có các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt giúp bọn tội phạm ẩn danh - chẳng hạn như Bitcoin hoặc thẻ trả trước ẩn danh.

Thanh toán bằng tiền mặt với số tiền lớn là phổ biến trong giao dịch mua bán xe cũ

ZDK nhận thấy rõ ràng lợi ích của việc thanh toán bằng tiền mặt đối với ngành của mình, ngay cả với số lượng lớn hơn – và không có hạn chế. Theo Bundesbank, tiền mặt ngày nay được người dân tin tưởng ở mức độ rất cao - mặc dù có rất nhiều lựa chọn thay thế sẵn có. Theo Viện Bán lẻ EHI, 37,5% doanh số bán lẻ vẫn được thực hiện bằng tiền mặt. Theo ZDK, trong buôn bán xe cơ giới - và chủ yếu khi bán ô tô đã qua sử dụng - các giao dịch có chi phí giao dịch trên 10.000 Euro thường được thực hiện bằng tiền mặt.

Phản hồi, góp ý của ZDK đối với dự luật cho biết: Đặc biệt trong các giao dịch từng bước, thanh toán bằng tiền mặt mang lại sự bảo mật dễ dàng đạt được cho cả hai bên mua và bán trong hợp đồng chống lại nguy cơ lừa đảo. Khách hàng không bị rủi ro đại lý sẽ vỡ nợ trong thời gian chờ đợi giao hàng, nếu việc chuyển tiền được thực hiện trước, vấn đề thanh toán của khách hàng cũng không bị ảnh hưởng gì nếu xe được bàn giao trước. Một ưu điểm khác: Thanh toán bằng tiền mặt không phụ thuộc vào phương pháp thanh toán và có thể được thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Còn với các phương thức thanh toán khác, các nhà bán lẻ dựa vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, luôn đòi hỏi phải được an toàn, bảo vệ trước các cuộc tấn công mạng.

Điều đặc biệt quan trọng đối với ZDK là người tiêu dùng phải được quyền tự do cá nhân cơ bản để có thể chọn phương thức thanh toán tối ưu cho họ.

Còn tiếp

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang